Chắc chắn bạn đã từng biết đến rất nhiều các dạng dao phay hợp kim như dao phay gắn mảnh, dao phay ngón, phay cầu,… và cũng có thể bạn đã biết đến rất nhiều thương hiệu về dao phay dạng này. Tuy nhiên, những điều bạn tưởng chừng như đã biết hết đó có đúng hay không? Hay còn những điều nào mà bạn chưa thực sự hiểu rõ hay biết đến điều đó?
Nếu thực sự như thế thì những chia sẻ dưới đây sẽ là một nơi cung cấp thông tin về các dòng dao phay hợp kim cho bạn rất nhiều đấy.
Mục lục
1. Dao phay hợp kim là gì?
Đây là một dòng dao cụ chuyên sử dụng để phay mặt, phay vai, phay biên dạng, phay hốc,… được cấu tạo bằng hợp kim cho độ cứng cao hơn các vật liệu khác và chuyên được dùng gia công trên thép, gang, Inox, Inconel, nhôm,…
Các loại dao này có thể gia công trên các vật liệu cứng lên đến gần 62 HRC và được cho là bền bỉ hơn, hiệu suất cao hơn và giúp gia tăng năng suất nhiều hơn. Các dòng dao phay CNC này đa số được nhớ đến với các dòng dao phay ngón do sự phổ biến và đa năng của nó.
2. Ưu nhược điểm của dao phay hợp kim gồm những gì?
Dù được coi là một trong những dòng sản phẩm giúp nâng cao năng suất hơn so với các dòng truyền thống gấp nhiều lần. Tuy nhiên, đó như là một sự thổi phồng của các đơn vị cung cấp. Trên thực tế các loại dao phay hợp kim còn có những góc khuất thể hiện thông qua các ưu và nhược điểm của dòng này.
2.1. Ưu điểm của dao phay hợp kim.
Cái được đầu tiên của dao phay hợp kim là sử dụng bền bỉ hơn các dòng thép gió. Theo bản chất, hợp kim sẽ có độ cứng cáp tốt hơn nên khi gia công bằng các dụng cụ cấu tạo bằng chất liệu này sẽ bền bỉ và gia công được trên các vật liệu cứng cáp hơn.
Thứ hai, các dòng được cấu tạo bởi chất liệu này cho được khả năng gia công trên những vật liệu khó nhằng như thép cứng, Inox 304,… đến các vật liệu mềm như nhôm (không khuyến khích – bạn nên sử dụng những loại chuyên nhôm sẽ tốt hơn). Giúp bạn tiện lợi khi không cần thay ra thay vào nhiều loại dao khác nhau.
Thứ ba, các dòng phay ngón hợp kim thường được sử dụng cho phay nhiều hơn một dạng gia công như nội suy, phay mặt hay vai thì chất liệu hợp kim sẽ đảm bảo cho bạn được ở bất kỳ phương pháp nào dao cụ của bạn cũng đều bền bỉ.
Thứ tư, các dòng gắn mảnh hợp kim thường được dùng cho phay tốc độ cao và yêu cầu tiến độ nhanh. Nếu bạn sử dụng các mảnh hợp kim thì đây là một giải pháp cho bạn nâng cao tiến độ, thậm chí một số mảnh phay có đủ độ cứng cho phép gia công đến 20 nghìn vòng.
2.2. Nhược điểm của dao phay hợp kim thể hiện ở điểm nào?
Thứ nhất, các loại dao này tuy kết cấu rất cứng cáp nhưng lại rất dễ gãy khi có bước tiến cao trên các vật liệu cứng đặc biệt thép. Có thể bạn chưa biết, thậm chí ở một số đơn vị cung cấp rất ngại việc làm rơi dao (đặc biệt là phay ngón) bởi vì cấu tạo nguyên khối của chúng rất dễ gãy.
Thứ hai, dao phay ngón hợp kim không phải là dao cụ lý tưởng để phá thô, mà chúng thường dùng để chạy tinh là chủ yếu. Bên cạnh đó, người ta thường dùng các loại gắn mảnh để phá thô sẽ lý tưởng hơn.
Điểm yếu thứ ba là do giá thành, các dòng dao phay hợp kim không được dễ chịu bằng các dòng khác. Cho nên, rất nhiều doanh nghiệp rất khó tiếp cận và sử dụng các dòng dao phay này.
3. Các thương hiệu dao phay hợp kim thông dụng ở TP.HCM
Không phải có ít dao cụ này trên thị trường. Thế nhưng theo thống kê của Adobus, thì các doanh nghiệp hiện nay chủ yếu sử dụng dao phay hợp kim của các hãng như sau:
3.1. Dao phay hợp kim Kennametal:
Dao phay hợp kim Kennametal bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như: phay gắn mảnh, phay ngón, phay cầu, phay đĩa gắn mảnh,… được biết đến như một trong những giải pháp hiệu quả nhất về chất lượng, độ bền, hiệu suất nhưng lại có yếu điểm bởi giá thành.